xã Gia Sơn tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao trưởng quỹ khuyến học, khuyến tài Bùi Xuân Trường năm 2022
Sáng
ngày 18/11/2022, tại nhà văn hoá xã Gia Sơn, Đảng uỷ, HĐND, UBND xã tổ chức Lễ
kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao thưởng Quỹ Khuyến học,
khuyến tài Bùi Xuân Trường tổ chức khen thưởng Giáo viên và các em học sinh,
sinh viên xã Gia Sơn đạt thành tích xuất sắc năm học 2021 - 2022.
Được sự nhất trí của Đảng
uỷ, HĐND, UBND xã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo việt nam và trao
thưởng quỹ khuyến học, khuyến tài ông Bùi Xuân Trường đã quyết định khen thưởng
cho giáo viên học sinh, sinh viên và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó là con em xã Gia Sơn đạt thành tích xuất
sắc với tổng số tiền thưởng trên 17.200.000 đồng. Sinh viên đại học; 07 em, Học
sinh 23 em, Giáo viên 20 cô giáo, thầy giáo, và 6 em học sinh vượt khó, Quỹ
Khuyến học, khuyến tài Bùi Xuân Trường hoạt động tổ chức khen thưởng hàng năm
vào dịp Kỷ niệm ngày nhà giáo việt Nam 20/11. đã tạo nên sức lan tỏa lớn góp
phần khích lệ, động viên những học sinh, sinh viên là con em xã Gia Sơn thuộc
diện học xuất sắc, có tài năng, năng khiếu đặc biệt, tiếp tục nỗ lực phát huy
thế mạnh của mình trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện bản
thân.Tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường
hôm nay có thầy cô sinh ra và lớn lên trên quê hương Gia Sơn song cũng có rất
nhiều các thầy cô đến từ các miền quê khác. Có thầy cô tóc đã điểm sương, có thầy
cô tuổi đời và tuổi nghề còn chưa nhiều song đều chung nhau một nhận thức, một
tình cảm, một ý chí: Đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung tâm vì con em nhân dân
xã Gia Sơn. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng
quê hương xã Gia Sơn trở thành điểm sáng về giáo dục.
“Tôn sư trọng đạo” vốn
là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ở mọi thời đại nghề dạy học luôn được
tôn vinh và kính trọng. Vì lao động của nhà giáo là lao động trí tuệ, sản phẩm
của nhà giáo là nhân cách của học sinh. Từ xưa ông cha ta đã từng dạy “Nhất tự
vi sư, bán tự vi sư” hay “Không thầy đố mày làm nên”. Để kế tục truyền thống tốt
đẹp đó Đảng và Nhà nước ta đã dành trọn ngày 20/11 hàng năm để gặp gỡ chúc mừng
các thế hệ thầy cô giáo, cũng là dịp để học trò các thế hệ, các bậc phụ huynh học
sinh bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người làm công tác giáo dục - nghề
được gọi là nghề cao quý nhất. Các nhà giáo làm công việc “Trồng người” hôm nay
không còn phải chịu nhiều những đắng cay như thủa trước. Xã hội ngày càng phát
triển, nhận thức của con người ngày càng tiến bộ nên sự nghiệp giáo dục nói
chung, nghề dạy học nói riêng đã được tôn vinh. Bởi tấm lòng của các thầy cô
giáo - tấm lòng của những người vẽ nên những con đường tri thức bao la luôn là
ngọn đuốc sáng ngời soi rọi và dẫn đường cho lớp lớp học trò. Các thầy cô đã bồi
dưỡng cho các em về tri thức, về nhân cách, đạo đức, niềm tin và lẽ sống.
Trong cuộc sống, khi nghĩ về đạo
nhà giáo và công việc của chúng ta đang làm mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, chúng
ta vui trước sự vinh danh của xã hội với thầy cô giáo có những đóng góp thầm lặng
và hiệu quả vào sự nghiệp trồng người. Đó cũng là một lẽ giản đơn bởi thầy cô
chính là người truyền lửa - ngọn lửa của khoa học, của niềm tin, của cái đúng,
cái đẹp. Truyền cái đạo làm người cho các thế hệ trẻ, khơi dậy trong lòng thế hệ
trẻ ngọn lửa tâm hồn, ngọn lửa yêu thương. Cao hơn nữa người thầy còn là nơi
sáng tạo ra tri thức để cải tạo đời và để ngày càng hoàn thiện mình nhằm đóng
góp vào sự phát triển của khoa học xã hội. Và khi đó mỗi bài giảng của thầy sẽ
mang đến cho các thế hệ học sinh ước mơ và hy vọng. Cuối cùng người thầy giáo
là một người trí thức đào tạo những công dân có tri thức cho xã hội: “Nếu người
kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười
nhìn cánh đồng lúa mình vừa cấy, Mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về bạn
bè, trường lớp, về hình ảnh thầy cô. Nhớ về thầy cô, nhớ về mái trường là nhớ đến
vốn tri thức của nhân loại mà thầy cô chính là người đầu tiên gợi mở giúp chúng
ta tự tin tiếp bước trên đường học, đường đời. Bài học về tình yêu thương mà
các thầy cô đã dạy cho chúng ta đã trở thành báu vật tinh thần mà chúng ta có
được trong cuộc đời, giúp chúng ta biết khóc, biết cười, biết yêu, biết ghét,
biết đứng lên khi vấp ngã, biết nhặt bỏ cái gai trên đường để bảo vệ đôi chân
người kế tiếp, các thầy cô đã dạy chúng ta biết lắng nghe tất cả mọi người, biết
gạn đục khơi trong, biết sàng lọc những gì tốt đẹp cho mình. Dòng sông cứ êm
trôi, tóc thầy cô cứ bạc theo năm tháng nhưng luôn vững tay chèo lái và hết
lòng vì thế hệ mai sau. Bao khách đã sang sông, bao khát vọng đã vào bờ, bao ước
mơ đã trở thành hiện thực. Giờ là lúc mỗi chúng ta nhìn lại dòng sông xưa, nhìn
lại hình tượng cao đẹp của thầy cô để soi lại chính mình, để tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới các thầy cô. Hơn lúc nào hết đội ngũ các thầy cô giáo luôn tự
hào về nghề nghiệp, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng,
Nhà nước mà nhân dân giao phó. Thế hệ các thầy cô giáo hôm nay đã và đang kế thừa
xứng đáng truyền thống của các thế hệ thầy cô đi trước.